image advertisement
anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
image advertisement
anh tin bai
 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Kỷ niệm gặp Bác: Những lần được gặp bác ở Nam Định
Lượt xem: 119

Tôi công tác ở Nam Định từ năm 1954 đến năm 1965 và ở đó, tôi vinh dự được hai lần đón Bác Hồ. Hai lần đó đã để lại trong đời tôi những kỷ niệm không bao giờ quên.

1. "Người lãnh đạo phải đi sát nông thôn, trực tiếp giúp đỡ và lãnh đạo sản xuất".

Năm 1958, làm trưởng Ban Tuyên huấn tỉnh Nam Định, tôi được phân công cùng các đồng chí trong Thường vụ Tỉnh uỷ, lãnh đạo hội nghị phát động phong trào sản xuất đông xuân họp tại Yên Tiến (Ý Yên). đúng ngày họp, Bác về thăm hội nghị. Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ ra tận đường đón Bác. Bác mặc bộ bà ba nâu, hồng hào, mạnh khoẻ, vào hội trường Bác đi từ dưới gặp đại biểu các xã, huyện, bắt tay chúng tôi rồi mới bước lên bục và nói chuyện với hội nghị.

Bác thân mật khen ngợi nông dân và cán bộ trong tỉnh đã có nhiều cố gắng; Bác chỉ rõ vị trí cực kỳ quan trọng của sản xuất nông nghiệp ở nước ta và những công việc phải làm. Bác nhấn mạnh "làm ruộng phải hiểu nhất thì, nhì thục". Lời nói của Bác như lời khuyên của một cụ "Lão nông tri điền" vừa gần gũi, vừa thiết thực". Bác quay lại nhắc các đồng chí Tỉnh uỷ phải đi sát nông thôn, trực tiếp giúp đỡ và lãnh đạo sản xuất. Cả hội trường im phăng phắc lắng nghe. Rồi Bác bảo hội nghị hãy tiếp tục làm việc, không được lãng phí thời gian. Trước khi ra về, Bác còn đến thăm một số gia đình nông dân trong xã.

Lần về thăm của Bác rất ngắn nhưng đã thôi thúc chúng tôi rất nhiều. Sau đó, cả Tỉnh uỷ phân công đi sâu xuống từng huyện, từng xã, dành thì giờ cùng nông dân bàn việc làm phân xanh, đôn đốc việc cấy kịp thời vụ và chăm bón lúa xuân.

2. "Phải thực hiện dân chủ và chống bệnh gia trưởng".

Năm 1963 là năm đáng ghi nhớ nhất đối với chúng tôi. Đại hội Đảng bộ của tỉnh được Bác về thăm. Lần này, Bác ở thăm lâu nhất và chúng tôi cũng được gần Bác nhiều nhất.

Trong những ngày họp Đại hội, Bác có chương trình họp riêng vứi tỉnh uỷ chúng tôi để góp ý kiến về công việc và tác phong lãnh đạo của cán bộ chủ chốt. Điều mà lúc đó chúng tôi thấm thía nhất, cũng là vấn đề còn nóng hổi hiện nay là vấn đề dân chủ nội bộ.

Nội bộ Tỉnh uỷ lúc đó có những điểm không nhất trí về chủ trương, về cách làm việc, có lúc phải bàn đi bàn lại, có lúc cần phải tranh luận, lẽ ra đó là việc bình thường. Nhưng cái làm cho chúng tôi không yên tâm là có những vấn đề trong cấp uỷ không đồng ý mà ít người dám nói. Tình hình đó đã ảnh hưởng đến sự đoàn kết nhất trí trong Tỉnh uỷ. Biết chuyện đó, Bác nghiêm khắc phê bình và nhắc nhở: "Đồng chí Bí thư phải thực hiện dân chủ, phải tránh bệnh gia trưởng. Mỗi đồng chí trong tỉnh uỷ phải có ý thức về quyền dân chủ của mình. Có như vậy mới phát huy được trí tuệ và sức mạnh tập thể; mới giữ gìn được đoàn kết". Nghe Bác nói, mỗi đồng chí đều thấy thiếu sót của mình. Đồng chí Bí thư rất xúc động, đứng lên hứa với Bác và với Tỉnh uỷ sẽ nghiêm túc sửa chữa khuyết điểm.

Sau buổi họp đó, bác ăn cơm với chúng tôi. Bữa cơm đầm ấm, vui vẻ. Bác nhắc các đồng chí ăn cho khoẻ. Nhưng mỗi chúng tôi, hình như ai cũng không ăn được như mọi ngày, vì suốt bữa còn phải chăm chú ngắm Bác; thấy Bác vui vẻ ăn ngon lành, chúng tôi đã thấy no và vui rồi.

anh tin bai

3. "Triển lãm tốt đấy, nhưng phải tránh hình thức".

Tôi được cùng đồng chí Bí thư dẫn Bác đi thăm triển lãm về phong trào tỉnh Nam Định nhân dịp Đại hội Đảng bộ tỉnh họp. Cuộc triển lãm lần này đã được chúng tôi dành hơn hai tuần lễ để chuẩn bị, làm cả ngày đêm, có nhiều tài liệu và hiện vật tiêu biểu, nói lên những cố gắng của nhân dân và Đảng bộ tỉnh.

Bác chú ý nhiều đến sự phát triển mọi mặt công nghiệp, nông nghiệp, văn hoá, y tế, giáo dục...đến các điển hình tiên tiến và đời sống nhân dân. Bác dừng lại lâu nhất trước sa bàn về quy hoạch thành phố và đặc biệt trước cái tủ kính trưng bày lá cờ Đảng treo ở nhà máy Sợi năm 1931 (lá cờ này gần đây đã được Tỉnh uỷ Hà Nam Ninh tặng Viện bảo tàng Hồ Chí Minh). Sau đó Bác ghi cảm tưởng vào cuốn sổ vàng của khu triển lãm nội dung tỏ rõ lòng mong mỏi nhân dân và Đảng bộ Nam Định giữ vững và phát huy truyền thống cách mạng của tỉnh nhà.

Trong buổi thăm triển lãm có một chuyện mà tôi coi như một bài học nhớ đời. Bác từ dãy phòng trưng bày thành tích kinh tế sang dãy phòng trưng bày những thành tựu văn hoá, phải đi qua một đoạn đường có một căn nhà nhỏ của đồng chí cán bộ phụ trách nhiếp ảnh, chưa chuyển đi kịp, chúng tôi đã cho dựng một panô lớn vẽ tranh màu khá đẹp giới thiệu phong trào sản xuất và chăn nuôi để che kín căn nhà đó. Khi qua đó, Bác dừng lại hỏi: "Sau đây là cái gì vậy?". Trù trừ một chút, tôi đã thưa đúng sự thật. Bác bảo: đưa Bác vào thăm. Sau phía panô lớn, một thùng rác đầy chưa đổ. Bác nhìn một lượt rồi đi ra, khẽ nói: "Triển lãm các chú làm tốt, tranh vẽ bên ngoài cũng đẹp, nhưng bên trong thì bẩn, từ nay không nên chỉ chú ý hình thức". Bác còn nói thêm "Chú phụ trách tuyên huấn, tôi sẽ đến thăm nhà chú xem có sạch không?". Tôi vừa lo lại vừa mong Bác đến.

4. Những kỷ niệm sâu sắc đối với tôi và gia đình tôi.

Sau khi đã chuẩn bị với các cháu thiếu nhi và đoàn văn công vè những tiết mục sẽ trình diễn, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ và tôi đón Bác vào hội trường nhà máy Dệt. Lúc Bác tới, các cháu và các chú văn công ùa chạy đến bên Bác, tất cả đứng sững lại nhìn Bác, cảm động không ai nói được nên lời, thậm chí quên cả chào Bác. Rất nhanh, Bác nhắc tôi: "Kìa chú Kiên, cầm càng cho các cháu hát đi". Thế là mọi người hát vang bài hát ca ngợi Bác, làm cho không khí sôi nổi hẳn lên.

Khi Bác ngồi vào ghế, cháu Việt Dũng, con trai lớn của tôi lúc đó vừa 14 tuổi, đẩy luôn em trai nó là đứa con nhỏ nhất của tôi mới 5 tuổi – cháu Thành Nam vào bên Bác. Cháu được Bác ôm vào lòng, cho kẹo rồi để ngồi bên. Cháu Hoà Bình con gái thứ hai của tôi 10 tuổi, trong đoàn thiếu nhi đi biểu diễn trên sân khấu được chụp ảnh với Bác. Trong buổi Bác nói chuyện với công nhân, nhà tôi làm việc tại phân xưởng sợi nên cũng được tham dự.

Đó là những kỷ niệm sâu sắc, quý báu nhất đối với tôi và gia đình tôi trong những năm chúng tôi công tác ở Nam Định. Vinh dự đó đã cổ vũ chúng tôi phấn đấu không ngừng, khắc phục mọi khó khăn trong công tác, học tập và đời sống.

Báo Hà Nam Ninh số 1476, ngày 18-4-1990

Cơ quan chủ quản: Xã Xuân Thượng- Huyện Xuân Trường
Địa chỉ: Xã Xuân Thượng - Huyện Xuân Trường - Tỉnh Nam Định
Email: xaxuanthuong.xtg@namdinh.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang